Diễn đàn trường THCS Vĩnh Mỹ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NỘI DUNG ÔN THI HKII HÓA 8

Go down

NỘI DUNG ÔN THI HKII HÓA 8 Empty NỘI DUNG ÔN THI HKII HÓA 8

Bài gửi by BichCham Wed Apr 22, 2015 10:48 pm

KẾ HOẠCH ÔN TẬP MÔN HÓA 8
THI HKII, NĂM HỌC 2014 – 2015
***
I. Mục tiêu:
* HS: Củng cố, bổ sung, chính xác hóa kiến thức đã học. Từ đó có thể điều chỉnh phương pháp học tập, xây dựng ý thức trách nhiệm trong học tập.
* GV: Đánh giá trình độ, kết quả học tập chung của lớp cũng như của từng cá nhân, đồng thời điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, có hiệu quả.
II. Kế hoạch ôn thi:

Tuần Tiết Lớp Nội dung ôn tập
34

07/05

1 8A1
8A2
8A3 Chương IV: Oxi – không khí
- Tính chất hóa học của Ôxi
- Ứng dụng của ôxi
- Điều chế khí ôxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Sự oxi hóa, sự cháy , sự oxi hóa chậm .
- Thành phần của không khí.
Chương IV: Hiđrô – nước
- Tính chất vật lí , hóa học của hiđrô
- Ứng dụng của hiđrô
- Điều chế khí hiđrô trong phòng thí nghiệm
- Thành phần của nước.
- Tính chất hóa học của nước.
- Các loại phản ứng hóa học .
- Các loại hợp chất vô cơ : oxit, axit, bazơ, muối.
Chương VI: Dung dịch
- Dung dịch.
- Độ tan.
- Nồng độ phần trăm.
- Nồng độ mol.
Bài tập:
- Bài tập lập phương trình hóa học


34
08/05
2
8A1
8A2
8A3
- Bài tập phân loại oxit, viết công thức hóa học của axit, bazơ tương ứng với oxit, gọi tên axit, bazơ.
- Bài tập nhận biết các chất
- Bài tập tính toán theo phương trình hóa học.

III. Nội dung cụ thể:
A. LÝ THUYẾT :
1. TCHH của Oxi :
a. Tác dụng với phi kim: Oxit + Phi kim  Oxit axit ( Oxit phi kim )
4P + 5O2  2 P2O5
b. Tác dụng với kim loại: Oxit + Kim loại  Oxit bazơ ( Oxit kim loại )
3Fe + 2O2  Fe3O4
c. Tác dụng với nhiều hợp chất:
CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O
2. Trình bày phương pháp điều chế và ứng dụng của Oxi :
1. Phương pháp điều chế Oxi:- Trong phòng thí nghiệm: Đun những chất giàu Oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KMnO4 , KClO3
2 KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3  2KCl + 3O2
2. Ứng dụng của Oxi: Cần cho hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu .
3. Sự oxi hóa, sự cháy , sự oxi hóa chậm :
+ Sự oxi hóa : là sự tác dụng của Oxi với 1 chất. 2S + 3O2  2SO3
+ Sự cháy: Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 2P + 5O2  2P2O5
+ Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng. VD:Sắt bị gĩ sét.
4. Thành phần của không khí :
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí . Thành phần theo thể tích của không khí là : 78% khí Nitơ , 21% khí Oxi , 1% các khí khác (Khí Cacbonic , hơi nước , khí hiếm ,......)
5. Tính chất hóa học của Hiđrô:
a. Tác dụng với nước: Hiđrô + Oxi  Nước
2H2 + O2  2H2O
b. Tác dụng với 1 số Oxit kim loại: Hiđrô + 1 số Oxit bazờ  Kim loại + Nước
H2 + CuO  Cu + H2O
6. Phương pháp điều chế Hiđrô:
- Trong phòng thí nghiệm: Cho dd axit (HCl, H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại (Zn, Fe, Al).
* Lưu ý: không dung kim loại Cu để điều chế hiđrô.
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
7. Thành phần và tính chất của nước;
1. Thành phần của nước: là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là Hiđrô và Oxi hóa hợp với nhau theo tỉ lệ : - Về thể tích: 2 phần khí Hiđrô và 1 phần khí Oxi.
- Về khối lượng: 1phần khí Hiđrô và 8 phần khí Oxi
2. Tính chất hóa học của nước:
a. Tác dụng 1 số kim loại mạnh:
Nước + 1 số kim loại mạnh(K , Ca , Ba , Na ) Bazơ + Khí Hiđrô
2H2O + 2Na 2NaOH + H2
b. Tác dụng với 1 số oxit bazơ:
Nước + 1 số oxit bazơ ( K2O , CaO , Na2O , BaO ) Bazơ
H2O + Na2O 2NaOH
c. Tác dụng 1 số oxit axit: Nước + 1 số oxit axit  Axit
H2O + SO3 H2SO4
H2O + SO2 H2SO3
8. Các loại phản ứng hóa học:
1. Phản ứng hoá hợp: Là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu . 4P + 5O2 2P2O5
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
2. Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó từ 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới. 2KClO3 2KCl + 3O2
3. Phản ứng thế: Là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất. Trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất.
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
9. Các loại hợp chất :
1. Oxit: là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là Oxi.
Oxit = Nguyên tố khác + Oxi
VD: Al2O3 , SO2

* Oxit axit
Tên oxit axit = (Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + Tên phi kim + (tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + oxit
VD: SO2: Lưu huỳnh đioxit
P2O5: Điphotpho pentaoxit



* Oxit bazơ
Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại là Cu, Fe) + oxit
VD: Na2O: Natri oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit

2. Axit: là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử Hiđrô liên kết với gốc axit. Các nguyên tử Hiđrô này có thể thy thế bằng các nguyên tử kim loại.
Axit = 1 hay nhiều nguyên tử Hidro + gốc axit
VD: HCl , H2SO4

* Axit không có oxi:
Tên axit không có oxi = Axit + Tên phi kim + hiđric
VD: HCl: Axit clohiđric
H2S: Axit sunfuhiđric
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit có nhiều nguyên tử oxi = Axit + Tên phi kim + ic
VD: H2SO4 : Axit sunfuric
HNO3 : Axit nitric
H3PO4: Axit photphoric
* Axit có nhiều nguyên tử oxi:
Tên axit có ít nguyên tử oxi = Axit + Tên phi kim + ơ
VD: H2SO3 : Axit sunfurơ
HNO2 : Axit nitrơ
3. Bazơ: là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm Hiđroxit (- OH ) . Vd: Ca(OH)2 , Zn(OH)2
Tên bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại là Cu, Fe) + hiđroxit
VD: Ca(OH)2¬¬ : Canxi hiđroxit
Fe(OH)2¬¬ : Sắt (II) hiđroxit
4. Muối: là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. VD: AlCl3 , Fe2(SO4)3
Tên muối = Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại là Cu, Fe) + tên gốc axit
* Tên gốc axit:
- Gốc axit không có oxi: Tên phi kim + ua
- Gốc axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên phi kim + at
- Gốc axit có ít nguyên tử oxi: Tên phi kim + it
VD: AlCl3: Nhôm clorua
Fe2(SO4)3: Sắt (III) sunfat
Na2SO3: Natri sunfit
10. Dung dịch, độ tan, nồng độ dung dịch?
a. Dung dịch: Là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
mdd = mdm + mct
=> mdm = mdd - m ct
=> mct = mdd - mdm
b. Độ tan: ( S ) Độ tan của 1 chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiết độ xác định.
VD: Ở 250C độ tan của đường là 204g: m đường = 204g
Ở 250C; S đường = 204g m H2O= 100g , m dd = 204 + 100 = 304 g
c, Nồng độ dung dịch:
+ Nồng độ phần trăm của dung dịch ( C % ): Cho biết số gam chất tan chứa trong 100g dung dịch.
C % = x 100%

Công thức tính nồng độ phần trăm:


=> mct = => mdd =

+ Nồng độ mol: ( CM ): Cho biết số mol chất tan trong 1 lít dung dịch
Công thức tính nồng độ mol:
CM =

=> nct = CM . Vdd

=> Vdd = nct / CM
B. BÀI TẬP :
1. Nhận biết các chất
a. HCl, KCl, KOH
b. H2SO4, Na2SO4, KOH
2 . Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. P + O2 
b. Fe + O2 
c. KMnO4 
d. N¬2O5 + H2O 
3 . Phân loại oxit, viết công thức các axit và bazơ tương ứng với các oxit. Gọi tên axit, bazơ.
a. P2O5 , CaO, Fe2O3, N2O5
b. P2O5 , MgO, FeO, N2O5
C. BÀI TOÁN : Tính theo phương trình có liên quan đến nồng độ
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Magie trong 200 gam dung dịch HCl. Tính nồng độ % của dung dịch HCl đã dùng:
Câu 2: Cho 6,5 gam Kẽm tác dụng với 100ml dung dịch HCl
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính thể tích khí thóat ra ( ĐKTC )
c. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl tham gia phản ứng
Cho: Zn : 65 Cl : 35.5 H : 1 .
Câu 3: Cho 4,6 g Natri tác dụng với 245,4g nước,sau phản ứng thu được dung dịch natrihiđrôxit (NaOH) và có khí hiđrô bay ra.
a/.Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b/.Tính khối lượng natrihiđrôxit và thể tích hiđrô thu được .
c/. Tính nồng độ phần trăm natrihiđrôxit ( C%) trong dung dịch thu được sau phản ứng. Xem như khối lượng khí hirđô bay ra không đáng kể.
Cho: Na : 23 O : 16 H : 1

Duyệt của BGH GVBM





BichCham

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 22/04/2015

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết